Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Tuy nhiên, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể gây ra những hậu quả pháp lý nhất định. Căn cứ theo quy định của Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung cả vợ chồng trong thồi kỳ hôn nhân, đó là:
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Việc phân chia tài sản này nó chỉ có giá trị đối với phần tài sản mà hai vợ chồng đã phân chia còn quan hệ hôn nhân của vợ chồng thì vẫn có giá trị pháp lý.
Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 02383.587.757
Trong trường hợp hai vợ chồng đã phân chia tài sản mà không có thỏa thuận về việc hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia thì hoa lợi, lợi tức đó sẽ là tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng.
Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.